ĐAU BỤNG KINH Ø Điều trị: Giảm đau + giãn cơ trơn + cao ích mẫu. Nguyên nhân của đau bụng kinh là do thời kỳ này, cơ thể nữ giới giải...
ĐAU BỤNG KINH
Ø Điều trị: Giảm đau + giãn cơ trơn + cao ích mẫu.
Nguyên nhân của đau bụng kinh là do thời kỳ này, cơ thể nữ giới giải phóng lượng lớn prostaglandin. Prostaglandin là một chất gây đau, ngoài ra còn gây co bóp tại cơ tử cung và thúc đẩy quá trình co bóp của các mạch máu trong đó khiến các cơn đau càng dữ dội hơn.
1. Paracetamol 500mg x 3 lần/ngày.
Lưu ý: Para khôn kháng lại prostaglandin (nguyên nhân gây đau bụng kinh) nên chỉ dùng trong trường hợp đau nhẹ hoặc phối hợp với Ibuprofen, Diclofenac. Thuốc có tác dụng làm dịu cơn đau và ít có tác dụng phụ hơn các thuốc khác.
Nếu đau trung bình đến nặng, sử dụng các NSAIDs khác như: Diclofenac, ibuprofen, indomethacin, ketoprofen, naproxen, piroxicam…
2. Alverin (Dospasmin 40mg) 1 viên x 3 lần/ngày.
Dùng để giảm co thắt tử cung. Có thể dùng các thuốc khác như Mephenesin…
3. Cao ích mẫu hoặc các chế phẩm tương tự.
Thuốc làm giảm đau trong đau bụng kinh. Làm hạ huyết áp, giảm triệu chứng hành kinh như đỏ bừng, nhức đầu, cáu gắt… Thuốc có thể sử dụng lâu dài mà không gây hại cho người dùng.
Ngoài ra, có thể dùng các thuốc điều trị hỗ trợ như thuốc bổ đa sinh tố và muối khoáng, thuốc bổ chứa chất sắt, canxi, vitamin nhóm B...
Uống nhiều nước, hạn chế dùng nhiều muối và cà phê nhằm tránh tình trạng giữ nước và đầy hơi, gây đau; tập thể dục đều đặn làm tăng tuần hoàn trong vùng chậu và làm giảm cường độ cơn đau bụng; nghỉ ngơi và thư giãn có thể làm giảm cơn đau trong thời kỳ hành kinh.
Trong trường hợp cơn đau kéo dài hơn 2 ngày sau khi bắt đầu hành kinh, hãy đến bác sĩ để khám, tư vấn và xử trí thích hợp...
ĐK