ĐIỀU TRỊ GOUT

GOUT Gút là một bệnh chuyển hoá, đặc trưng là có những đợt viêm khớp cấp và có hiện tượng lắng đọng natri urat trong các tổ chức, xảy ra ...

GOUT

Gút là một bệnh chuyển hoá, đặc trưng là có những đợt viêm khớp cấp và có hiện tượng lắng đọng natri urat trong các tổ chức, xảy ra do tăng acid uric trong máu. Gout thường xuất hiện sau khi thức dậy buổi sáng, ở đầu ngón chân cái, sau bữa ăn nhậu.
v  Cơ chế: Do lắng đọng acid uric tại khớp, các vi tinh thể acid uric xuất hiện trong dịch khớp. Hệ miễn dịch sẽ phản ứng các các tinh thể này: Các bạch cầu tập trung đến thực bào làm giải phóng các lysozym, các chất này gây viêm; các vi tinh thể còn hoạt hoá yếu tố Hageman dẫn đến hình thành kallicrein và kinin có vai trò gây viêm khớp; hoạt hoá các bổ thể và plasminogen, dẫn đến hình thành các sản phẩm cuối cùng cũng có vai trò trong viêm khớp.
Phần lớn bệnh nhân đều có sử dụng bia rượu thường xuyên. Các yếu tố khác: di truyền, chế độ ăn nhiều đạm, béo phì, cao huyết áp, bệnh thận, sử dụng thuốc (aspirin, nhóm thiazid…)

v  Triệu chứng: Rất đau, biến dạng khớp ngón tay, ngón chân, sưng tấy, đỏ nóng.
Hầu hết bệnh nhân có cơn đau tái phát gout trong vòng vài năm. Cơn gout cấp rất đau, ảnh hưởng tới cuộc sống của bệnh nhân. Nếu không chữa trị, trong giai đoạn sau, các cơn đau khớp cấp sẽ gây tổn thương nhiều khớp, làm tổn thương khớp, mất vận động, đau mãn tính và hình thành cục tophi (do tinh thể Urat lắng đọng trong mô mềm).
Ø  Điều trị: NSAIDs liều tối đa + corticoid hoặc colchicin nếu NSAIDs không đáp ứng đủ + Glucosamine + thuốc hạ acid uric huyết + thay đổi lối sống.
NSAIDs được ưu tiên sử dụng vì ít độc tính, dùng liều tối đa, nếu không đáp ứng được mới sử dụng kết hợp thêm corticoid hoặc colchicin.
1. Diclofenac 200mg/ngày.
Liều NSAIDs trong gout là liều tối đa, vì thế đối với NSAIDs dễ gây loét dạ dày như Diclofenac hoặc Indomethacin, phải giảm liều ngay hôm sau.
Liều Indomethacin: 50mg x 3 lần/ngày.
Để tránh tác động trên dạ dày, có thể sử dụng NSAIDs ức chế chọn lọc COX-2 như Meloxicam, Celecoxib. Không dùng Ibuprofen vì có tác dụng chống viêm yếu; còn Paracetamol không có tác dụng chống viêm. Aspirin liều thấp và các muối salicylat khác cũng không phù hợp vì làm giảm thải trừ acid uric → tăng acid uric huyết. Liều aspirin có khả năng trị gout là 4-5g thì dễ gây loét dạ dày.
2. Prednisolon 10 mg/ngày PO (liều tối đa 60mg/ngày).
Do cơn gout cấp thường xuất hiện sau khi thức dậy buổi sáng, nên lúc uống corticoid cũng gần trùng thời điểm 8h. Có thể uống toàn bộ vào buổi sáng 8 giờ (cách uống này ít tác dụng phụ hơn); hoặc chia ra uống 1 lần vào 8h sáng và 1 lần 3h chiều (cách uống này kiểm soát bệnh tốt hơn). Khi kiểm soát được thì dừng ngay. Chỉ sử dụng dưới 1 tuần.
3. Colchicin 1mg.
Cách dùng: Ngày đầu 3 viên, ngày thứ hai 2 viên, từ ngày thứ ba trở đi PO 1 viên vào buổi tối.
Liều độc: 10mg. Liều tử vong: 40mg. Ngộ độc Colchicin dễ gây tử vong (30%) do tự ý uống thuốc, tức là tầm 40 viên/lần. Cần khuyến cáo bệnh nhân tuân thủ điều trị.
Colchicin có thể sử dụng đơn độc hoặc phối hợp NSAIDs. Mặc dù colchicin tác động chuyên biệt hơn NSAIDs, nhưng hay gây đau bụng, tiêu chảy nên ít được ưa chuộng.
Thuốc không giữ nước và do đó có thể dùng cho người bị bệnh suy tim, hoặc người đang dùng thuốc chống đông.
4. Glucosamin 500mg: 1 viên x 3 lần/ngày.
Sử dụng khi có dấu hiệu tổn thương khớp do gout. Dùng liên tục 2-3 tháng.
Ngoài ra, còn có thể sử dụng các thuốc từ dược liệu như Gout Tâm Bình, Hoàng Thống Phong
Ø  Phòng ngừa: Sử dụng sau cơn gout cấp:
1.      Indomethacin 25mg/ngày dùng đơn độc.
2.      Thuốc gây acid uric niệu: Probecenid và Sulfinpyrazon.
Liều probecenid: Tuần đầu PO 0,5g/ngày, tăng dần đến 1g/ngày. Tối đa 2g/ngày.
Uống ít nhất 2 lít/ngày để tránh sỏi thận. Thời gian đầu (1 tháng) cần dùng kèm lượng nhỏ NSAIDs để tránh gout cấp. Không dùng chung với allopurinon vì giảm tác dụng.
3.      Allopurinon: tối thiểu 100mg/ngày, trung bình 200-400mg/ngày chia làm 2-4 lần uống, nặng 600-800mg/ngày.
Thời gian đầu (3-6 tháng) dùng chung với NSAIDs để tránh gout cấp.
Ø  Thay đổi lối sống:
+ Hạn chế tối đa bia rượu, thuốc lá.
+ Chế độ ăn ít đạm, tránh uống nước ngọt có gas. Ăn nhiều trái cây, rau xanh.
+ Tích cực vận động thể lực.
+ Uống nhiều nước.
Bàn chân bị gout.
ĐK

Name

Bệnh học,27,Chuyện phét lác,6,Điều dưỡng,2,Dược lâm sàng,20,giải phẫu,3,hướng dẫn byt,1,Miễn dịch,1,Nghiên cứu khoa học,2,Sinh lý,1,Sinh lý bệnh - Miễn dịch,1,Tài liệu học tập,35,Tiếng anh,8,Tim mạch,1,Trắc nghiệm trực tuyến,8,Xét nghiệm,4,Y Dược học thường thức,10,Y học dự phòng - Y tế công cộng,7,
ltr
item
Diễn đàn Y Dược Trà Vinh: ĐIỀU TRỊ GOUT
ĐIỀU TRỊ GOUT
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEif3TS_C1Y_q72da9DRr9daCHyLCXXI7Cgtbb5K_Yx-mKJlXvWqxKwBOPBcmrVUxEuvUERMD9-Rqf_9UQPom3EAJDlosRp7GhLOgCV6M2je7e2Yo7hu_jg24lkl7MDB___aQdHBi6uls-Q/s320/duocsitihon-gout-1.jpg
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEif3TS_C1Y_q72da9DRr9daCHyLCXXI7Cgtbb5K_Yx-mKJlXvWqxKwBOPBcmrVUxEuvUERMD9-Rqf_9UQPom3EAJDlosRp7GhLOgCV6M2je7e2Yo7hu_jg24lkl7MDB___aQdHBi6uls-Q/s72-c/duocsitihon-gout-1.jpg
Diễn đàn Y Dược Trà Vinh
https://yduoctravinh.blogspot.com/2018/06/dieu-tri-gout.html
https://yduoctravinh.blogspot.com/
https://yduoctravinh.blogspot.com/
https://yduoctravinh.blogspot.com/2018/06/dieu-tri-gout.html
true
1834864088631999714
UTF-8
Loaded All Posts Not found any posts VIEW ALL Readmore Reply Cancel reply Delete By Home PAGES POSTS View All RECOMMENDED FOR YOU LABEL ARCHIVE SEARCH ALL POSTS Not found any post match with your request Back Home Sunday Monday Tuesday Wednesday Thursday Friday Saturday Sun Mon Tue Wed Thu Fri Sat January February March April May June July August September October November December Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec just now 1 minute ago $$1$$ minutes ago 1 hour ago $$1$$ hours ago Yesterday $$1$$ days ago $$1$$ weeks ago more than 5 weeks ago Followers Follow THIS CONTENT IS PREMIUM Please share to unlock Copy All Code Select All Code All codes were copied to your clipboard Can not copy the codes / texts, please press [CTRL]+[C] (or CMD+C with Mac) to copy