ĐIỀU TRỊ NHIỄM HERPES VIRUS

BỆNH DO HERPES VIRUS Herpes virus Bệnh thủy đậu. Bệnh thủy đậu là bệnh do virus Varicella zoster gây ra. Bệnh chủ yếu ở trẻ e...

BỆNH DO HERPES VIRUS

Herpes virus


  1. Bệnh thủy đậu.
Bệnh thủy đậu là bệnh do virus Varicella zoster gây ra. Bệnh chủ yếu ở trẻ em.
v  Triệu chứng: Nổi mụn nước ở toàn thân, màu đỏ, có kích thước từ 1-3 mm, chứa dịch trong, màu đỏ. Có thể có sốt, đau đầu, đau cơ, nôn ói. Nếu chưa tiêm ngừa, có thể có sốt, đau đầu, đau cơ, nôn ói. Bệnh kéo dài từ 7-10 ngày. Mụn nước không để lại sẹo.
Nếu đã được tiêm ngừa bằng vaccin, triệu chứng thường nhẹ, thoáng qua.
Ø  Điều trị: Kháng virus + NSAIDs + kháng H1 chống ngứa + bôi xanh methylen + vitamin B2 + hạ sốt nếu có sốt + Vitamin C + kháng sinh nếu có mủ.
1. Acyclovir: 800 mg x 5 lần/ngày.
Trẻ em dưới 12 tuổi: 20mg/kg x 4 lần/ngày.
Liều trên là theo hướng dẫn của BYT. Thực tế nhiều nhà thuốc dùng 800mg x 3 lần/ngày vẫn đáp ứng, có kém hơn hay không thì chưa biết. Quá liều ở Acylovir chỉ xảy ra khi bệnh nhân dùng quá 20g Acylovir/ngày.
2. Xanh methylen 1%. Bôi ngoài da.
Có thể thay thế bằng kem bôi acyclovir 5%.
3. Fexofenadine 60mg x 2 lần/ngày.
Với trẻ dưới 12 tuổi thì dùng: 4b. Chlorpheniramine 2mg x 2 lần/ngày.
4. Vitamin B2 2mg: 2-4 viên x 2 lần/ngày.
4 thuốc trên là 4 thuốc cơ bản của điều trị Thủy đậu. Tùy vào tình hình mà có thể cho :
5. Paracetamol 500mg x 2 lần/ngày – nếu có đau.
Nếu có sốt thì dùng Paracetamol dạng sủi liều 500mg vì tốc độ tác dụng nhanh hơn.
6. Cephalexin 500mg x 3 lần/ngày – nếu có bội nhiễm vi khuẩn (sưng tấy, đỏ, đau hoặc có mủ).
7. Etifoxin chlohydrat (Stresam 50mg): 1 viên x 2 lần/ngày
Dùng nếu ngứa nhiều, khó chịu, mất ngủ, căng thẳng.
8. Multivitamin. Bổ sung vitamin C bằng thực phẩm như cam chanh tốt hơn là dùng thuốc.
Thực tế thì nếu bệnh nhân đã tiêm phòng thì bệnh sẽ rất nhẹ, chỉ có nổi ít mụn nước trên người. Ngoại trừ vitamin B, còn lại nên dùng liều thấp nhất có đáp ứng.
Lưu ý: Không tự ý sử dụng corticoid để tránh bệnh bùng phát.
  1. Bệnh Zona thần kinh.
Zona hay Zona thần kinh là một bệnh do tái hoạt của virus Varicella zoster còn tiềm ẩn trong rễ thần kinh cảm giác cạnh cột sống của bệnh nhân từng mắc thủy đậu. Một số Varicella zoster nằm ở trạng thái tiềm ẩn, tức là provirus không hoạt động trong thời gian dài, có khi là mấy chục năm. Do tác động nào đó, virus tái hoạt động thành bệnh zona. Virus sẽ lan theo đường đi của dây thần kinh rồi bộc phát ở trên da tương ứng với khu vực của dây thần kinh.
v  Triệu chứng: Nổ rộp mụn nước trên da hình que dài, cảm giác ngứa, nóng và rát, châm chích, đau giần giật như kiến bò. Khoảng 2-4 tuần sau thì lành da nhưng cảm giác đau nóng có thể kéo dài khá lâu.
Đôi khi còn có thể có nhức đầu, sợ ánh sáng, khó chịu.
Ø  Điều trị: Kháng virus + giảm đau nếu đau + kem bôi acyclovir + vitamin B2và vit. C + kháng sinh nếu có mủ.
1. Acyclovir 800mg x 5 lần/ngày.
Đây là liều uống tối ưu được được BYT ban hành năm 2015. Trên thực tế, nhiều nhà thuốc chỉ cho uống 800mg x 3 lần/ngày vẫn có tác dụng.
Có thể thay thế acyclovir bằng:
1a) Famciclovir 500mg x 3 lần/ngày x 7 ngày.
1b) Valacyclovir 1000mg x 3 lần/ngày x 7 ngày
2. Kem bôi da Acyclovir 5%. Điều trị tại chỗ.
Ngoài ra, có thể bôi hồ nước, dung dịch màu millian, castellani.
3. Vitamin B2 2-4 viên x 2 lần/ngày.
Có thể uống thêm Vitamin 3B 3 lần/ngày.
3 thuốc ở trên là thuốc cơ bản điều trị Zona. Có thể bổ sung các thuốc sau:
4. Vitamin C x 2 lần/ngày.
Bổ sung vitamin C bằng thực phẩm tốt hơn dùng thuốc.
5. Paracetamol 325mg x 2 lần/ngày – nếu có đau.
6. Kem bôi da Calamine -  nếu có ngứa.
Thường thì Calamine đã đáp ứng với ngứa. Nếu không, sử dụng Fexofenadine 60mg x 1-2 lần/ngày.
7. Cephalexin 500mg x 3 lần/ngày – nếu có mủ.
Lưu ý: Không tự ý sử dụng corticoid trong khi có zona. Chỉ sử dụng corticoid trong hậu zona.
Ø  Điều trị giảm đau sau hậu Zona: Hậu quả của điều trị không đúng phác đồ, không kịp thời. Đau dai dẳng trên 1 tháng sau khi hết Zona, đau nhạy cảm, rát bỏng, âm ỷ, như dao đâm ở vùng da đã lành. Có thể kèm đau cơ, khớp. Nguyên nhân là do tổn thương thần kinh.
1. Paracetamol 325mg x 2 lần/ngày.
2. Corticoid dạng bôi.
3. Gabapentin 300mg x 3 lần/ngày. Tối đa 2000mg/ngày.
3. Gabapentin 300mg x 3 lần/ngày. Tối đa 2000mg/ngày.
Hoặc dùng      3a) Amitripylin 25mg x 1-3 lần/ngày.
                        3b) Carbamazepine 200mg x 2 lần/ngày. Tối đa 1200mg/ngày.
                        3c) Pregabalin 75-150mg x 3 lần/ngày.
4. Vit.B2 và Vit.3B 2-4 viên/ngày.
Ngoại trừ vitamin B, còn lại nên dùng liều thấp nhất có đáp ứng.
  1. Herpes niêm mạc và Herpes sinh dục.
Herpes simplextức Herpex đơn dạng là bệnh do Herpex virus gây ra, bởi cả 2 chủng HSV-1 và HSV-2. Herpes được phân loại dựa vào vị trí gây bệnh: Herpes niêm mạc thì vị trí ở da và niêm mạc miệng; còn Herpes sinh dục thì vị trị trí gây ra ở cơ quan sinh dục.
Do quan hệ tình dục miệng – cơ quan sinh dục có xu hướng gia tăng, nên tỷ lệ HSV-1 và HSV-2 ở cả niêm mạc và sinh dục đã có tỷ lệ tương đương nhau → quy luật HSV-1 gây bệnh trên niêm mạc và HSV-2 gây bệnh trên cơ quan sinh dục đã không còn ý nghĩa.
v  Triệu chứng: Xuất hiện một mảng hồng ban, trên có mụn nước, cảm giác nóng rát. Mụn nước trong, nhỏ bằng đầu kim, mọc thành chùm. Không để lại sẹo.
Nếu bệnh nặng, có thể có kèm theo triệu chứng toàn thân như sốt, nổi hạch lân cận.
Đa số bệnh lành tính, thường tự khỏi sau 1-2 tuần nhưng hay tái phát.
Ø  Điều trị: Điều trị tại chỗ + kháng virus.
Về cơ bản, herpex simplex không thể chữa khỏi, chỉ có thể rút ngắn thời gian tái phát thương tổn và làm bệnh ít nghiêm trọng hơn.
1. Kem bôi da Acyclovir 5% x 6-7 lần/ngày.
2. Acyclovir 400mg x 3 lần/ngày x 7-10 ngày hoặc dùng liều →
Hoặc    Acyclovir 200mg x 5 lần/ngày x 7-10 ngày.
Có thể thay thế Acyclovir bằng:
2a) Valacyclovir 1g x 2 lần/ngày x 7-10 ngày hoặc
2b) Famciclovir 250mg x 3 lần/ngày x 7-10 ngày.
Ø  Dự phòng tránh tái phát:
1. Acyclovir 400mg x 2 lần/ngày x 1 năm hoặc
Valacyclovir 500mg x 1 lần/ngày x 1 năm hoặc
Famciclovir 250mg x 2 lần/ngày x 1 năm
Uống liên tục trong 1 năm. Cần lưu ý Famciclovir không dùng cho người suy thận.

Tham khảo: CDC 2015 và Hướng dẫn CĐĐT BYT 2015.
ĐK
Name

Bệnh học,27,Chuyện phét lác,6,Điều dưỡng,2,Dược lâm sàng,20,giải phẫu,3,hướng dẫn byt,1,Miễn dịch,1,Nghiên cứu khoa học,2,Sinh lý,1,Sinh lý bệnh - Miễn dịch,1,Tài liệu học tập,35,Tiếng anh,8,Tim mạch,1,Trắc nghiệm trực tuyến,8,Xét nghiệm,4,Y Dược học thường thức,10,Y học dự phòng - Y tế công cộng,7,
ltr
item
Diễn đàn Y Dược Trà Vinh: ĐIỀU TRỊ NHIỄM HERPES VIRUS
ĐIỀU TRỊ NHIỄM HERPES VIRUS
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjH1qrqranaKNqY0OXC58ZdUm-dI0slNPeqJrJY1jX3a0H2P1_LF-VJjWwSZwUF89F2d0z955eQ1fcnSoak6OmyaJJoFly2MWgKIUpAx1i3enIThUL8jQoMhaxNF26cbPF4f5HpEVG61Yk/s320/duocsitihon-Herpes-virus.jpg
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjH1qrqranaKNqY0OXC58ZdUm-dI0slNPeqJrJY1jX3a0H2P1_LF-VJjWwSZwUF89F2d0z955eQ1fcnSoak6OmyaJJoFly2MWgKIUpAx1i3enIThUL8jQoMhaxNF26cbPF4f5HpEVG61Yk/s72-c/duocsitihon-Herpes-virus.jpg
Diễn đàn Y Dược Trà Vinh
https://yduoctravinh.blogspot.com/2018/06/dieu-tri-nhiem-herpes-virus.html
https://yduoctravinh.blogspot.com/
https://yduoctravinh.blogspot.com/
https://yduoctravinh.blogspot.com/2018/06/dieu-tri-nhiem-herpes-virus.html
true
1834864088631999714
UTF-8
Loaded All Posts Not found any posts VIEW ALL Readmore Reply Cancel reply Delete By Home PAGES POSTS View All RECOMMENDED FOR YOU LABEL ARCHIVE SEARCH ALL POSTS Not found any post match with your request Back Home Sunday Monday Tuesday Wednesday Thursday Friday Saturday Sun Mon Tue Wed Thu Fri Sat January February March April May June July August September October November December Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec just now 1 minute ago $$1$$ minutes ago 1 hour ago $$1$$ hours ago Yesterday $$1$$ days ago $$1$$ weeks ago more than 5 weeks ago Followers Follow THIS CONTENT IS PREMIUM Please share to unlock Copy All Code Select All Code All codes were copied to your clipboard Can not copy the codes / texts, please press [CTRL]+[C] (or CMD+C with Mac) to copy