Tác dụng của men vi sinh

Theo định nghĩa của Tổ chức y tế thế giới WHO, men vi sinh (hay còn gọi là probiotic) là những vi sinh vật sống, khi được bổ sung với số l...


Theo định nghĩa của Tổ chức y tế thế giới WHO, men vi sinh (hay còn gọi là probiotic) là những vi sinh vật sống, khi được bổ sung với số lượng thích hợp sẽ mang lại lợi ích cho sức khỏe con người. Tại đường ruột, các vi khuẩn có lợi này đảm nhiệm chức năng lên men thức ăn tạo nên môi trường axit để kìm hãm sự phát triển của hại khuẩn, đồng thời cung cấp lại cho cơ thể một số vitamin. Thông thường, hệ vi sinh ở ruột người khỏe mạnh là 85% lợi khuẩn : 15% hại khuẩn. Nếu sự cân bằng này mất đi theo chiều hướng tăng lượng vi khuẩn có hại, giảm lợi khuẩn, cơ thể sẽ gặp nhiều vấn đề về tiêu hóa và sức khỏe như: rối loạn tiêu hóa, ợ nóng, đầy hơi, khó tiêu, ăn không ngon, táo bón, tiêu chảy, hội chứng ruột kích thích…

Như vậy, sử dụng chế phẩm men vi sinh đồng nghĩa với việc bổ sung lợi khuẩn nhằm thiết lập lại tỷ lệ vàng của hệ vi sinh tự nhiên (85% lợi khuẩn : 15% hại khuẩn). Sử dụng các thực phẩm như: rau xanh, trái cây, thực phẩm lên men như dưa muối, kim chi, sữa chua cũng là cách tốt để nhanh chóng lấy lại cân bằng hệ vi sinh đường ruột.

1. Tiêu chảy – tiêu chảy do dùng kháng sinh.

Các nghiên cứu lâm sàng đều cho kết quả là men vi sinh có thể làm giảm các đợt tiêu chảy ở trẻ em. Tuy nhiên, chúng lại không phát huy hiệu quả khi dùng để phòng bệnh. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những chủng vi khuẩn sau đây giúp ngăn ngừa tiêu chảy bởi Rota virus như: Saccharomyces Boulardii; Lactobacillus GG, Lactobacillus Reuteri, Lactobacillus Casei, Lactobacillus Rhamnosus, Bifidobacterium Bifidum, Streptococcus Thermophilus
Tiêu chảy do sử dụng kháng sinh (ADD) là một bệnh thường gặp. Kháng sinh tiêu diệt cả lợi khuẩn lẫn hại khuẩn, nhưng sự phát triển tốt hơn của hại khuẩn làm mất cân bằng hệ vi sinh.
Có 3 cơ chế gây ra AAD bao gồm: rối loạn thành phần hoặc chức năng hệ vi khuẩn đường ruột; tăng sinh vi sinh vật gây bệnh trong ruột; tác động mang tính dị ứng hoặc độc tố của kháng sinh lên niêm mạc ruột hoặc vận động của ruột.
+ Kháng sinh thường gây tiêu chảy là: Cephalosporin, ampicillin, amoxicillin, clindamycin.
+ Kháng sinh ít gây tiêu chảy là: TMP/SMZ, Quinolon, AG.
Như vậy, sử dụng chế phẩm men vi sinh đồng nghĩa với việc bổ sung lợi khuẩn nhằm thiết lập lại tỷ lệ vàng của hệ vi sinh tự nhiên (85% lợi khuẩn : 15% hại khuẩn). Hệ lợi khuẩn sẽ cạnh tranh và ức chế các vi khuẩn có hại, chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh.
Sử dụng berberin cũng được xem như là cách phát triển hệ lợi khuẩn dù không trực tiếp bổ sung lợi khuẩn. Berberin là một kháng sinh thiên nhiên thường được dùng trong tiêu chảy, có cơ chế là ức chế sự phát triển và tiết độc tố của các vi khuẩn có hại trong đường ruột (họ Enterobacteriaceae), nhưng lại không ảnh hưởng đến các lợi khuẩn. Vì thế, sử dụng berberin rất có hiệu quả trong các trường hợp tiêu chảy như tiêu chảy du lịch, tiêu chảy cấp do nhiễm trùng, hội chứng lỵ, tả… và cả các tiêu chảy do nhu động ruột, tiêu chảy do hội chứng đại tràng.

2. Bệnh đại tràng.

Đại tràng hay còn gọi là ruột già là phần cuối của đường tiêu hóa có chiều dài khoảng 1,2 m. Đại tràng có nhiệm vụ hấp thu nước và muối khoáng. Nhờ hoạt động của hệ vi sinh đường ruột, thức ăn bị chia nhỏ và phân hủy tạo thành phân, khi đủ lượng, đại tràng sẽ co bóp tạo nhu động và bài tiết qua trực tràng.
Bệnh cảnh đại tràng gồm có viêm đại tràng và bệnh đại tràng chức năng (hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng co thắt…). Viêm đại tràng có đặc điểm là hiện tượng viêm loét đại tràng và rối loạn chức năng đại tràng. Vi khuẩn có hại xâm nhập vào các vết loét làm cho viêm đỏ, phù nề… Trong khi bệnh đại tràng chức năng không có sự tổn thương thực thể đại tràng nhưng lại có rội loạn chức năng của đại tràng, cơ chế chưa được rõ.
Viêm loét đại tràng

Trong một số thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên, men vi sinh đã chứng minh lợi ích trong điều trị viêm loét đại tràng. Các loại chế phẩm sinh học cụ thể như Escherichia coli Nissle đã được chứng minh là có thể gây thuyên giảm ở một số bệnh nhân lên đến một năm. Lactobacillus acidophilus cũng được chứng minh là cho tác dụng tương đương. Ngoài ra, còn có thể sử dụng các chế phẩm chứa Bifidobacterium spp., Lactobacillus Plantarum… Men vi sinh được cho là có tác động làm giảm tình trạng viêm loét trong đại trang, kích thích tế bào đuôi gai (tế bào miễn dịch). Những tế bào này sau đó tương tác với các tế bào T giúp tiếp tục sự phục hồi cân bằng trong ruột bằng cách cân bằng lại tình trạng viêm.
Viêm loét đại tràng thường đòi hỏi phải điều trị bằng vi sinh kéo dài, do cần thời gian để chữa lành biểu mô loét. Một báo cáo cho thấy 67,7% bệnh nhân điều trị bằng men vi sinh được thuyên giảm hoàn toàn. Một số trường hợp được báo cáo, bệnh nhân thuyên giảm đến 13 năm.

3. Điều trị H.P.

Một số nghiên cứu gần đây đã cho thấy vai trò đáng kể của Saccharomyces boulardii trong việc loại trừ H. pylori cũng như ngăn ngừa tác dụng phụ của kháng sinh dài ngày (phác đồ điều trị trong 14 ngày), đặc biệt là tiêu chảy, rối loạn khuẩn ruột do kháng sinh.
Trong một nhóm bệnh nhân ở Hàn Quốc sử dụng Saccharomyces boulardii trong 4 tuần trong và sau một đợt điều trị 3 tuần tiêu chuẩn, tỷ lệ tiệt trừ cao hơn 10% so với những người không được bổ sung.
Một nghiên cứu thực hiện trên 160 bệnh nhân nhiễm H. pylori được chia làm 2 nhóm được điều trị bằng phác đồ 3 thuốc: Một nhóm được bổ sung Bifidobacterium spp. và Lactobacillus acidophilus từ sữa chua còn nhóm kia thì không. Kết quả cho thấy: Nhóm điều trị bộ 3 kết hợp với sữa chua có một tỷ lệ tiệt trừ H. pylori (91%) cao hơn so với nhóm chỉ điều trị bộ 3 đơn thuần (78%). Chỉ những bệnh nhân có bổ sung sữa chua chứa LactobacillusBifidobacterium cho thấy sự phục hồi tỷ lệ phần trăm Bifidobacterium trong phân sau liệu pháp điều trị bộ 3.
Mặc dù vậy, một số nghiên cứu khác cũng sử dụng Bifidobacterium spp.Lactobacillus acidophilus lại cho thấy không có sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ tiệt trừ ở những bệnh nhân bị nhiễm các chủng nhạy cảm với thuốc kháng sinh và được điều trị bằng phác đồ.
Cần có những nghiên cứu sâu hơn để làm rõ chính xác vai trò của việc bổ sung vi sinh trong điều trị nhiễm HP.

4. Trên trẻ em, người kém hấp thu.

Tổ chức Y tế thế giới WHO chỉ công nhận những chế phẩm men vi sinh an toàn, hiệu quả khi đã được chứng minh qua các nghiên cứu lâm sàng. WHO khuyến cáo bổ sung các lợi khuẩn bao gồm: Lactobacillus acidophilus, Bacillus subtilis, Streptococcus faecalis. Đây là 3 chủng vi sinh tương thích với những lợi khuẩn tự nhiên thường trú trong đường ruột của trẻ. Đồng thời, chúng cũng có khả năng tồn tại cao, không bị môi trường axit trong dạ dày phá hủy, bám dính vào niêm mạc ruột. Do đó, giúp hệ tiêu hoá của trẻ được khoẻ mạnh, trẻ sẽ ăn ngon hơn, hấp thu tốt hơn.
Bổ sung vi sinh bằng sữa chua là một cách tốt
Lưu ý:
+ Men vi sinh rất dễ bị giảm tác dụng khi tiếp xúc với nhiệt độ cao. Chính vì thế, khi pha men vi sinh không được dùng chung với nước, sữa hay cháo còn nóng.
+ Trường hợp dùng chung với kháng sinh, nên uống riêng 2 loại để giảm tác dụng diệt khuẩn của kháng sinh lên men vi sinh. Nên uống men vi sinh sau kháng sinh 30-60 phút.
+ Bổ sung men vi sinh an toàn và rẻ tiền nhất là ăn sữa chua, các thực phẩm lên men như dưa chua…
+ Men vi sinh rất an toàn, ít tác dụng phụ. Tác dụng phụ thường gặp là dị ứng. Không dùng probiotic cho người suy giảm miễn dịch, viêm tụy cấp.

ĐK
Name

Bệnh học,27,Chuyện phét lác,6,Điều dưỡng,2,Dược lâm sàng,20,giải phẫu,3,hướng dẫn byt,1,Miễn dịch,1,Nghiên cứu khoa học,2,Sinh lý,1,Sinh lý bệnh - Miễn dịch,1,Tài liệu học tập,35,Tiếng anh,8,Tim mạch,1,Trắc nghiệm trực tuyến,8,Xét nghiệm,4,Y Dược học thường thức,10,Y học dự phòng - Y tế công cộng,7,
ltr
item
Diễn đàn Y Dược Trà Vinh: Tác dụng của men vi sinh
Tác dụng của men vi sinh
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhQCxdbyVgqF1yKkn4cJQG_f8mzPF6recl5fcS-DRivuKmMYdI2jKUZL4t5u1yzOmJNs8qlhiXF62Y1wU6zB9GOqPEooi4z63Hl6gThI2tf6zOrexdPbwU7xRTEnhqJ8wEROcJ5ui9QPSAM/s320/yduoctravinh-men-vi-sinh-probiotic.jpg
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhQCxdbyVgqF1yKkn4cJQG_f8mzPF6recl5fcS-DRivuKmMYdI2jKUZL4t5u1yzOmJNs8qlhiXF62Y1wU6zB9GOqPEooi4z63Hl6gThI2tf6zOrexdPbwU7xRTEnhqJ8wEROcJ5ui9QPSAM/s72-c/yduoctravinh-men-vi-sinh-probiotic.jpg
Diễn đàn Y Dược Trà Vinh
https://yduoctravinh.blogspot.com/2018/06/tac-dung-cua-men-vi-sinh-probiotic.html
https://yduoctravinh.blogspot.com/
https://yduoctravinh.blogspot.com/
https://yduoctravinh.blogspot.com/2018/06/tac-dung-cua-men-vi-sinh-probiotic.html
true
1834864088631999714
UTF-8
Loaded All Posts Not found any posts VIEW ALL Readmore Reply Cancel reply Delete By Home PAGES POSTS View All RECOMMENDED FOR YOU LABEL ARCHIVE SEARCH ALL POSTS Not found any post match with your request Back Home Sunday Monday Tuesday Wednesday Thursday Friday Saturday Sun Mon Tue Wed Thu Fri Sat January February March April May June July August September October November December Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec just now 1 minute ago $$1$$ minutes ago 1 hour ago $$1$$ hours ago Yesterday $$1$$ days ago $$1$$ weeks ago more than 5 weeks ago Followers Follow THIS CONTENT IS PREMIUM Please share to unlock Copy All Code Select All Code All codes were copied to your clipboard Can not copy the codes / texts, please press [CTRL]+[C] (or CMD+C with Mac) to copy