Sử dụng vitamin A trong Sởi và các bệnh nhiễm trùng

Vitamin A trong bệnh Sởi


Theo Bộ Y tế, bổ sung vitamin A đã được một số nghiên cứu chứng minh làm giảm 50% trường hợp tử vong do bệnh sởi vì: Bệnh sởi chính là tác nhân gây ảnh hưởng tới tình trạng dinh dưỡng của trẻ. Trẻ bị sởi thường chán ăn, bỏ ăn hay từ chối không ăn do bị viêm loét ở miệng, do tình trạng nhiễm trùng; nôn và tiêu chảy không chỉ làm tăng nhu cầu một số chất dinh dưỡng mà còn tăng đào thải và giảm hấp thu chất dinh dưỡng. Đặc biệt, bệnh sởi làm tăng nhu cầu vitamin A của cơ thể, dẫn đến thiếu vitamin A, kể cả ở những trẻ trước đó được nuôi dưỡng tốt và không thiếu vitamin A vẫn có thể gây biến chứng viêm loét giác mạc, thậm chí gây mù lòa.
Liên quan tử vong do Sởi và sự cung cấp vitamin A
Phác đồ điều trị bệnh Sởi của Bộ Y tế chỉ rõ: Trẻ phát hiện mắc bệnh sởi, cần được uống ngay vitamin A theo liều sau:
Trẻ < 6 tháng: uống 50.000 đơn vị (IU)/ngày x 2 ngày liên tiếp.
Trẻ 6 -12 tháng: uống 100.000 đơn vị (IU)/ngày x 2 ngày liên tiếp.
Trẻ > 12 tháng và người lớn (trừ phụ nữ đang mang thai): uống 200.000 đơn vị (IU)/ngày x 2 ngày liên tiếp.
Trường hợp có biểu hiện thiếu vitamin A: lặp lại liều trên sau 4-6 tuần.
(theo “Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh sởi” do Bộ Y tế ban hành tại quyết định số 1327/QĐ-BYT, ngày 18/4/2014)

Với trẻ bị sởi hay ỉa chảy, việc dùng các thực phẩm nhiều vitamin A có vẻ như không khả dĩ do trẻ đang sốt, ỉa chảy, không thể ăn uống một lượng thực phẩm lớn. Đồng thời, nhu cầu về vitamin A cũng tăng đột biến.
Vì thế cần phải sử dụng vitamin A liều cao chủ động. Do vậy, WHO khuyến cáo nên dùng vitamin A có hệ thống với bệnh nhân sởi, nếu có biểu hiện khô mắt thì càng cấp thiết.

Vì sao lại thiếu Vitamin A trong bệnh sởi và một số nghiên cứu liên quan

Vitamin A có chức năng bảo tồn tính toàn vẹn của tế bào biểu mô, ngoài ra còn đóng vai trò trong tăng trưởng và tăng cường miễn dịch.
Thiếu vitamin A thường xảy ra ở trẻ em được nuôi dưỡng không đầy đủ. Những bệnh nhân này thường có dự trữ vitamin A ở gan rất thấp khi bị nhiễm sởi, mặc dù nguyên nhân chính xác còn chưa rõ ràng. Nguyên nhân có thể là do giảm nồng độ protein (prealbumin và protein gắn retinol) cần thiết để huy động vitamin A từ gan. Sự sụt giảm này được quan sát thấy ở trẻ em mắc bệnh sởi và các bệnh cấp tính khác.

Kết quả dẫn đến nồng độ netinol huyết thanh thấp và giảm tái tạo bề mặt biểu mô. Trong số 89 trẻ em dưới 2 tuổi ở New York bị mắc bệnh sởi, có 22% trẻ có nồng độ vitamin A trong huyết thanh thấp. Nồng độ vitamin A huyết thanh thấp có mối tương quan với nồng độ kháng thể đặc hiệu kháng sởi thấp hơn và tăng tỷ lệ mắc bệnh. Một cuộc điều tra tương tự tại Nam Phi cho thấy có mối liên quan giữa vitamin A và các yếu tố miễn dịch làm giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong ở bệnh nhân sởi.

Mankowitz và cộng sự quan sát thấy thiếu vitamin A liên quan với tăng tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 24 tháng tuổi ở Zainian nhập viện do bệnh sởi, viêm phổi, và giảm bạch cầu lympho.
Tác dụng của của vitamin A trong điều trị bệnh sởi lần đầu tiên được báo cáo trong năm 1932. Gần đây, nghiên cứu ngẫu nhiên, mù đôi, có nhóm đối chứng ở trẻ em Nam Phi dưới 13 tuổi mắc bệnh sởi và không có dấu hiệu lâm sàng rõ ràng của suy dinh dưỡng. Những trẻ mắc bệnh sởi được uống bổ sung vitamin A liều cao (400 000 đơn vị) tại thời điểm nhập viện có tỷ lệ biến chứng và tỷ lệ tử vong thấp hơn đáng kể. Sự khác biệt về tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong rõ rệt hơn ở trẻ em dưới 2 tuổi. Các nghiên cứu khác cũng đã xác nhận việc bổ sung vitamin A làm giảm mức độ nặng của các biến chứng (ví dụ tiêu chảy, nhiễm khuẩn hô hấp) ở bệnh nhân mắc bệnh sởi.

Tính an toàn của Vitamin A

Tình trạng ngộ độc Vitamin A cấp tính hiếm gặp và thường do sử dụng liều cao (liều tích lũy thường xuyên trên 1 000 000 đơn vị) trong 2 đến 3 tuần. Biểu hiện lâm sàng của ngộ độc vitamin A cấp tính ở trẻ nhỏ là trẻ có biểu hiện thóp phồng và nôn mửa. Ở trẻ lớn hơn và người trưởng thành có biểu hiện buồn nôn, nôn, nhức đầu, và tăng áp lực nội sọ. Xét nghiệm chức năng gan có biểu hiện bất thường cũng có thể xảy ra khi sử dụng quá liều vitamin A.

Vitamin A gây dị tật bẩm sinh ở liều điều trị nên không được kê đơn cho phụ nữ mang thai. Không có báo cáo về ngộ độc vitamin A cấp tính ở trẻ em mắc bệnh sởi khi sử dụng các liều khuyến cáo của WHO. Điều quan trọng là liều khuyến cáo của vitamin A cho điều trị bệnh sởi cao hơn 100 đến 200 lần nhu cầu khuyến nghị của khẩu phần ăn hàng ngày.

Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ cân nhắc dữ liệu về tính hiệu quả và an toàn của vitamin A ở trẻ em Mỹ mắc bệnh sởi còn hạn chế và do vậy, cảnh báo các bác sỹ thực hành áp dụng điều trị vitamin A cho bệnh nhân sởi hết sức cẩn thận, sử dụng đúng liều vitamin A quy định, và theo dõi các tác dụng phụ (ví dụ, thóp phồng, đau đầu và nôn). Việc phân phối vitamin A cần được hướng dẫn cụ thể và sử dụng liều vitamin A theo tuổi phù hợp để đề phòng ngộ độc.

Tham khảo:
  1. Điều trị Sởi ở trẻ em, WHO - VAB 1997, 60 pages.
  2. https://www.cochranelibrary.com/cdsr/doi/10.1002/14651858.CD001479.pub2/full
  3. https://www.cochranelibrary.com/cdsr/doi/10.1002/14651858.CD001479/full
  4. https://academic.oup.com/tropej/article/48/2/72/1690186
  5. Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh sởi” do Bộ Y tế ban hành tại quyết định số 1327/QĐ-BYT, ngày 18/4/2014.
  6. Khuyến cáo chăm sóc dinh dưỡng và vitamin A cho bệnh nhân Sởi.

Diễn đàn Y Dược Trà Vinh
Name

Bệnh học,27,Chuyện phét lác,6,Điều dưỡng,2,Dược lâm sàng,20,giải phẫu,3,hướng dẫn byt,1,Miễn dịch,1,Nghiên cứu khoa học,2,Sinh lý,1,Sinh lý bệnh - Miễn dịch,1,Tài liệu học tập,35,Tiếng anh,8,Tim mạch,1,Trắc nghiệm trực tuyến,8,Xét nghiệm,4,Y Dược học thường thức,10,Y học dự phòng - Y tế công cộng,7,
ltr
item
Diễn đàn Y Dược Trà Vinh: Sử dụng vitamin A trong Sởi và các bệnh nhiễm trùng
Sử dụng vitamin A trong Sởi và các bệnh nhiễm trùng
Vitamin A trong bệnh Sởi
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj6v2XWt-gs0Bje0mPS5mxdaKKczgE1yvN4AghCdB8Jx76_UWQu7RZHjv90BirKyZho2JGI6hdhtcUIpIh82aaTsbzGhoWCQpVOTqqfh1MsB3w8waWwDk3z_WmLaRaWJq2ZiIROYMyHp9XP/s320/benh-soi.jpg
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj6v2XWt-gs0Bje0mPS5mxdaKKczgE1yvN4AghCdB8Jx76_UWQu7RZHjv90BirKyZho2JGI6hdhtcUIpIh82aaTsbzGhoWCQpVOTqqfh1MsB3w8waWwDk3z_WmLaRaWJq2ZiIROYMyHp9XP/s72-c/benh-soi.jpg
Diễn đàn Y Dược Trà Vinh
https://yduoctravinh.blogspot.com/2018/08/su-dung-vitamin-trong-soi-va-cac-benh-nhiem-trung.html
https://yduoctravinh.blogspot.com/
https://yduoctravinh.blogspot.com/
https://yduoctravinh.blogspot.com/2018/08/su-dung-vitamin-trong-soi-va-cac-benh-nhiem-trung.html
true
1834864088631999714
UTF-8
Loaded All Posts Not found any posts VIEW ALL Readmore Reply Cancel reply Delete By Home PAGES POSTS View All RECOMMENDED FOR YOU LABEL ARCHIVE SEARCH ALL POSTS Not found any post match with your request Back Home Sunday Monday Tuesday Wednesday Thursday Friday Saturday Sun Mon Tue Wed Thu Fri Sat January February March April May June July August September October November December Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec just now 1 minute ago $$1$$ minutes ago 1 hour ago $$1$$ hours ago Yesterday $$1$$ days ago $$1$$ weeks ago more than 5 weeks ago Followers Follow THIS CONTENT IS PREMIUM Please share to unlock Copy All Code Select All Code All codes were copied to your clipboard Can not copy the codes / texts, please press [CTRL]+[C] (or CMD+C with Mac) to copy