Tóm tắt các thuốc tác động trên hệ tiêu hóa

PHẨN 5: THUỐC TÁC ĐỘNG TRÊN HỆ TIÊU HÓA. 1.      Thuốc trị loét dạ dày – tá tràng. Loét dạ dày tá tràng khá phổ biến trên thế giớ...

PHẨN 5: THUỐC TÁC ĐỘNG TRÊN HỆ TIÊU HÓA.

1.     Thuốc trị loét dạ dày – tá tràng.

Loét dạ dày tá tràng khá phổ biến trên thế giới và ở Việt Nam với tỷ lệ mắc từ 5-10% dân số. Loét dạ dày thường đau sau khi ăn từ 30-60 phút, kéo dài 1-2 giờ. Khi đói thường không đau. Loét tá tràng lại thường xảy ra khi đói bụng, ăn xong giảm đau. Thường đau khoảng 3-4 giờ sau khi ăn hoặc nửa đêm.

Bệnh loét tá tràng gặp nhiều gấp 4 lần bệnh loét dạ dày, nhưng loét tá tràng thường là lành tính còn loét dạ dày thì xấu hơn, một số trường hợp diễn biến đến ác tính.

Sự toàn vẹn của niêm mạc dạ dày, tá tràng là nhờ sự cân bằng của 2 quá trình đối ngược nhau: Quá trình bảo vệ (chất nhầy, NaHCO3, prostaglandin) và quá trình hủy hoại (pepsin, HCl, nhiễm H.pylory). Sự mất cân bằng giữa 2 quá trình này dẫn đến bệnh loét dạ dày.

Từ sự cân bằng trên, những thuốc bảo vệ dạ dày cũng dựa trên việc bảo vệ dạ dày hoặc giảm yếu tố gây loét để chữa bệnh:

- Giảm acid dịch vị: Sự bài tiết acid dạ dày được bài tiết từ tế bao thành bởi bơm proton. Được kiểm soát bởi 3 receptor: Receptor gastrin, receptor Histamin (H2) và receptor muscarin (M1, M2). Các thuốc làm giảm acid dịch vị dựa vào ngăn cản sự bài tiết acid dịch vị:
* Thuốc chẹn bơm proton: Omeprazol (Mephaz,Mopral, Lomac, Omez, Losec), Lanzorprazol (Lanzor, Ogast); Pentoprazole (Inipomp); Rabeprazole (Velox, Ramprazole)… Đây là nhóm ưu tiên trong điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng.
* Thuốc kháng Histamin (H2): Cimetidin, ranitidin, nizatidin, famotidin.
* Thuốc kháng acid: Là các muối kiềm nhằm trung hòa trực tiếp acid dịch vị, ngày nay thường là hỗn hợp muối Al(OH)3 và Mg(OH)2. Các biệt dược là: Maalox,Gelox, Alusi (chứa Al(OH)3 và Mg(OH)2); Phosphalugel (Aluminum phosphate tức AlPO3).
Lưu ý: Không dùng PPI chung với các thuốc giảm acid dịch vị khác vì không làm tăng tác dụng của thuốc mà lại khiến tăng chi phí điều trị.

- Bảo vệ niêm mạc dạ dày: Sucrafat, Hợp chất Bismuth, Misoprostol.
Điều trị loét dạ dày có H.pylory (HP), ngoài thuốc giảm tiết acid dạ dày hoặc bảo vệ niêm mạc dạ dày, còn phải kèm theo thuốc diệt vi khuẩn HP. Các kháng sinh diệt HP là:
+       Nhóm β-lactamine như Pénicilline, Ampicilline, Amoxicilline, các Céphalosporines.
+       Nhóm cycline: Tétracycline, Doxycycline.
+       Nhóm macrolides: Erythromycine, Roxithromycine, Azithromycine, Clarithromycine.
+       Nhóm Quinolone và nhóm imidazoles: Métronidazole, Tinidazole, Secnidazole...
+       Nhóm Bisthmus: Như trymo, denol, Peptobismol.
+       Thuốc từ dược liệu: Làm lành vết loét tốt. Có tác dụng tiêu diệt HP tốt, kể cả những trường hợp HP kháng đa thuốc. Hiện nay, tỷ lệ HP kháng thuốc rất cao (có những nơi lên tới > 70-80%), vì thế lựa chọn thuốc từ dược liệu cũng khả thi.

v Bảng các thuốc trị loét dạ dày – tá tràng:
Nhóm
Tên thuốc
Đặc điểm
PPI
Omeprazole
(Mopral, Lomac, Omez, Losec)
Cơ chế: Ức chế chọn lọc enzym H+-K+ ATPase của tế bào thành khiến tế bào không tiết ra được acid.
Rất an toàn, ít tác dụng phụ, hiệu quả hơn nhóm kháng H2. Là thuốc ưu tiên chữa loét dạ dày.
Tuy t1/2 của thuốc ngắn, nhưng thời gian tác động đến 24 giờ vì bơm proton bị ức chế không thuận nghịch, tế bào phải mất đến 18 giờ để tổng hợp H+-K+ ATPase mới. Vì thế có thể chỉ cần dùng 1 liều duy nhất vào buổi sáng là đã có thể kiểm soát được acid dịch vị. Tuy nhiên liều 2 lần/ngày cũng có thể sử dụng vì tác dụng tăng lên, dù không quá cần thiết.
Liều dùng: 1 viên x 1-2 lần/ngày
(thường nhà thuốc sẽ bán 2 liều: 1 uống sáng, 1 uống chiều)
Uống lúc bụng đói, 30 phút trước khi ăn.
Esomeprazole
Lanzorprazol (Lanzor, Ogast)
Pentoprazole (Inipomp)
Rabeprazole (Velox)
H2-blocker
Cimetidine
Cơ chế: Ức chế tiết acid bằng cách đối kháng cạnh tranh thuận nghịch với histamin tại H2.
Cimetidine có ức chế CYP450, vì thế cần cẩn thận khi phối hợp với các thuốc khác.
Liều dùng: 1-2 viên/ngày.
Có thể chia làm 2 liều sớm tối hoặc 1 lần vào buổi tối.
Ranitidine
Nizatidine
Famotidine
Antacid
Maalox, Gelox,
Alusi
(chứa Al(OH)3 và Mg(OH)2)
Cơ chế: Trung hòa trực tiếp acid trong dạ dày, do đó làm tăng pH dịch vị → bất hoạt pepsin.
Bicarbonate natri và calci không được dùng nữa do tác dụng dội và làm tăng calci máu gây sỏi thận.
Kết hợp Al(OH)3 và Mg(OH)2 để giảm tác dụng gây bón của nhôm và tiêu chảy của magie; tuy nhiên chúng cũng tạo muối phosphate nên làm mất phospho của cơ thể.
Biệt dược Mylanta, Mylenfa II có thêm Simeticon để giảm lượng khí thải trong dạ dày.
Phosphalugel được trình bày dưới dạng gel nên có tính chất băng niêm mạc và giữ lại trong dạ dày lâu hơn. Phosphalugel là chế phẩm chứa alumium phosphate (AlPO3) không làm mất phospho cơ thể.
Liều dùng: Khoảng 3-4 g/ngày
Cách dùng tối ưu: Uống 1 giờ sau bữa ăn (3 bữa) và uống 1 lần trước khi đi ngủ hoặc uống ngay khi đau.
Mylanta, Mylenfa II
(có thêm Simeticon)
Phosphalugel
(chứa AlPO3)

Nhóm thuốc từ dược liệu
Curcumin
(CurmaGold)

Cơ chế: là chất được chiết xuất từ củ nghệ. Cucurmin có tác dụng làm tăng tiết chất nhầy, bảo vệ và tái tạo niêm mạc dạ dày. Curcumin cũng có hoạt tính kháng khuẩn trên H.pylory.
Ngoài ra, Curcumin còn tác dụng trị liệu ung thư dạ dày.
Liều dùng: 2-4 viên/ ngày.
Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
(Nano Curcumin do viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam sản xuất được chuyển giao cho công ty Dược mỹ phẩm CVI với tên gọi CumarGold)
HP Max
(Chè dây, lá Khôi, Dạ cẩm)
Giảm đau, giảm viêm, giảm tiết acid dịch vị. Kích thích liền vết loét. Có hoạt tính chống HP.
Liều dùng: 3 viên x 2 lần/ngày.
Sản phẩm đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước, đã được nghiên cứu lâm sàng.
Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Carbénoxolone (Caved’s, Biogastrone):
Cơ chế: thuốc là dẫn xuất tổng hợp của cam thảo, một loại dược liệu dùng để điều trị loét dạ dày. Thuốc làm tăng sản xuất nhầy và kéo dài tuổi thọ của tế bào niêm mạc, tác dụng kép này giống như PGE2, có thể do làm chậm thoái hóa prostaglandine. Ngoài ra carbénoxolone làm ức chế họat động của pepsine, nó cũng có tính chất kháng viêm.
Cẩn thận trên người cao huyết áp.
Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày
Sucrafat
(Carafate, Ulcar, Sucrafa)
Cơ chế: Tạo hàng rào bảo vệ ổ loét.
Ít tác dụng phụ vì không hấp thu qua ruột.
Dùng sucrafat ít nhất 2 giờ nếu đang dùng Flouroquinolon, hoặc có thể thay sucrafat bằng thuốc khác.
Liều dùng: viên nén 1g, 1 viên x 4 ngày, trong 4-8 tuần. Uống lúc bụng đói, 30 phút trước bữa ăn.
Ngày nay ít dùng.
Các thuốc từ đây xuống dưới không gặp tại nhà thuốc. Đọc tham khảo.
Hợp chất
Bismuth

Cơ chế: Bismuth sous citrate (C.B.S) do không hấp thu và trong môi trường acide kết hợp với protéine của mô hoại tử từ ổ loét, tạo thành một phức hợp làm acide và pepsine không thấm qua được.
Không có tại nhà thuốc.
Misoprostol
(Cytotec)
Cơ chế: là dẫn xuất metyl của PG. Kích thích tiết dịch nhầy và bảo vệ niêm mạc dạ dày.
Không chữa loét dạ dày, chỉ dùng phòng ngừa.
Kết với NSAIDs để bảo vệ dạ dày.
Không dùng cho PNCT vì gây sảy thai.
(Thuốc này thường biết đến như là thuốc phá thai hơn là 1 thuốc bảo vệ dạ dày)
Thuốc kháng gastrin
Proglumid
(Milide)
Chỉ định trong điều trị loét có tăng gastrin máu và nhất là trong u gastrinome ở tuyến tụy, tá tràng (hội chứng Zollinger Ellison).
Ngoài lề: Một tác dụng phụ thú vị của Proglumid là tăng tác dụng giảm đau của opioid. Thuốc hoạt động như một chất chủ vận δ-opioid , có thể góp phần vào tác dụng giảm đau của nó.
Thuốc kháng choligernic
Pirenzepine
Ức chế tiết acid kém cimetidine, hiệu quả trị loét không chắc chắn.
Tác dụng phụ nhiều → ít sử dụng.
Telenzepine

2.     Thuốc trị tiêu chảy.

Tiêu chảy là tình trạng tăng số lần đại tiện, tăng thể tích phân, gây mất nước và chất điện giải. Phân chia tiêu chảy dựa trên nguyên nhân:
·        Tiêu chảy do vi khuẩn: Do các độc tố vi khuẩn gây tăng bài tiết, làm tổn thương ruột nên giảm hấp thu hoặc gây xuất huyết.
·        Tiêu chảy do thẩm thấu: Do các chất thẩm thấu kéo nước ra lòng ruột.
Uống sữa tươi lượng nhiều mà trước đó rất ít khi uống sữa gây tiêu chảy. Hoặc đột ngột ăn bữa ăn có quá nhiều chất béo nên ruột không hấp thu được. Người đi biển dù chết khát cũng không uống nước biến, vì khi uống nước biển có tỷ lệ muối cao sẽ dẫn tới tiêu chảy và chết nhanh hơn.

·        Tiêu chảy do phóng thích các chất gây bài tiết nước và điện giải: serotonin, gastrin, PG, histamin. Trong dị ứng gây đau bụng và tiêu chảy là do histamin
·        Tiêu chảy do rối loạn nhu động ruột: Kháng sinh, indomethacin, bệnh tiểu đường, thuốc cường giao cảm, levodopa, propanolol, do cắt ruột…

v Bảng tóm tắt các thuốc điều trị tiêu chảy:
Nhóm
Thuốc
Dùng cho
Bù điện giải
Oresol
Bù nước và điện giải trong tiêu chảy.
Kháng sinh
Berberin
Alkaloid của cây Vàng đắng, Hoàng liên.
Rất hiệu quả trong điều trị tiêu chảy do nhiễm khuẩn đường ruột.
An toàn (<500mg). Rất khó bị vi khuẩn kháng thuốc.
Uống tránh xa thuốc khác 1-2 giờ.
Không dùng cho PNCT vì đôi khi gây co bóp tử cung.
Azithromycin,
Doxycyclin…
Trong trường hợp tiêu chảy do vi khuẩn.
Không dùng khi nghi nhiễm E.coli gây xuất huyết ruột (EHEC) với triệu chứng phân máu, đau bụng, không sốt.
Kháng nhu động ruột
Loperamid

Tiêu chảy cấp có triệu chứng, phân không máu.
Tiêu chảy mạn.
Không dùng trong tiêu chảy cấp do vi khuẩn (và cả do virus ở trẻ em).
Difenoxin
Diphenoxylat
Thuốc hấp phụ
Carbogast
Hấp phụ độc tố vi khuẩn, giảm đau.
Hỗ trợ điều trị tiêu chảy, di chứng của lỵ.
Calci polycarbophil
Trị triệu chứng tiêu chảy do hấp phụ nước.
An toàn, được FDA khuyên dùng.
Kaolin, pectin
Hấp phụ độc tố vi khuẩn.
Trị tiêu chảy cấp.
Các loại khác
Dioctahedral smectit
Làm săn niêm mạc ruột
Bismuth subsalicylat
Cơ chế: Bi2+ được phóng thích tiêu diệt vi khuẩn. Salicylate ức chế tổng hợp PG nên giảm đau và viêm.
Trị tiêu chảy do nhiễm trùng.
Liều 520 mg/giờ → bất tiện cho người sử dụng.
Probiotic
Bổ sung vi sinh đường ruột bị mất do uống kháng sinh dài ngày. Có lợi trong tiêu chảy cấp và tiêu chảy trẻ em.

3.     Thuốc trị táo bón.

v Bảng tóm tắt các loại thuốc trị táo bón.
Thuốc nhuận tràng
Liều người lớn PO/ngày
Thuốc làm phân mềm sau 1-3 ngày

Nhuận tràng tạo khối
Metylcellulose
Psyllium
Polycarbophil

4 6g
7g
4 6g
Nhuận tràng làm mềm phân
Docusat natri
Docusat calci
Docusat kali

50 360mg
50 360mg
100 300mg
Nhuận tràng thẩm thấu
Lactulose
Sorbitol
Dầu khoáng

15 30ml PO
30 50g
1530ml PO
Thuốc làm phân mềm hoặc nửa lỏng sau 6-12 giờ

Nhuận tràng muối
Sữa magie Mg(OH)2
Magie sulfat liều thấp


<10 g
Nhuận tràng kích thích
Bisacodyl
Senna

5 15 ml
15 30 mg PO
Thuốc gây phân nước sau 2-6 giờ

Magie citrat
Magie hydroxid
Magie sulfat (liều cao)
Natri phosphate


Dầu castor
Chế phẩm điện giải polyethylen glycol
11 – 25 g
2,4 – 4,8 g PO
10 – 30 g PO
3,6 – 8,1 g (dibasic)
10 mg (trực tràng)
9,6 – 21,6 g (monobasic)
15 – 60
4 l

4.     Thuốc chống nôn.

v Bảng tóm tắt các thuốc chống nôn.
Thuốc chống nôn
Liều người lớn
Liều trẻ em (mỗi 4-6 giờ)
Kháng Histamin – Kháng cholinergic
Trị nôn do say tàu xe, rối loạn tiền đinh, thai nghén.
Dimenhydrinat (50mg)

Diphenhydramin (25mg)

Meclizin

Promethazin

Cinarizin (25mg)

Cyclizin
50 – 100 mg mỗi 4-6 h

25 – 50 mg mỗi 4-6 h

12,5 – 25 mg mỗi 4-6 h

12,5 – 25 mg mỗi 4-6 h

25 – 50 mg mỗi 4-6 h

25-50 mg mỗi 4-6 giờ
Trẻ 8-12 tuổi: 25–50mg
Trẻ 2-8 tuổi : 12,5-25mg
Trẻ 6-12 tuổi: 25mg (≤72mg/24h)
Trẻ 2-12 tuổi: 12,5-25

5-10 tuổi: 12,5mg

Trẻ 5-12 tuổi : 12,5-25 mg

Trẻ 6-12 tuổi: 25mg
Uống trước 30 trước khi di chuyển. Không dùng cho người sử dụng thuốc chống trầm cảm 3 vòng, glaucome.
Thuốc kháng H1 có thể trị nôn do thai nghén: dimenhydrinat, meclizin, diphenhydramin. Tuy nhiên dùng gừng và Vit.B6 vẫn là ưu tiên đầu.
Kháng cholinergic
Trị nôn do say tàu xe
Scopolamin
Hyoscin hydrobromid
Dán sau tai, 8h trước lên xe.
Liều dùng 300 μg
Như người lớn
3-4 tuổi: 75 μg
4-7 tuổi: 150 μg
7-12 tuổi: 150-300 μg
Thuốc từ dược liệu
Trị nôn do thai nghén, hỗ trợ trong say tàu xe, hóa trị.
Gừng và chế phẩm từ gừng
Gừng 1-1,5 g/ngày.
Viên nang gừng 250mg x 4 lần/ngày
Viên gừng có ưu điểm là an toàn (nghiên cứu sử dụng 10g/ngày nhưng chưa thấy có tác dụng phụ) và khả năng chống nôn tốt. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Anh và Mỹ công bố trên TCKH: 1000 mg gừng khô có tác dụng chống nôn như 10 mg metoclopramide; 940 mg gừng khô có tác dụng chống say tàu xe tốt hơn 100 mg dramamine nhưng không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào.
Vitamin B6
Trị nôn do thai nghén
25 mg mỗi 8 giờ (≤75mg/ngày).
Đối kháng Dopamin
Có tác dụng chống Dopamin ở TƯ và ngoại biên. Làm tăng nhu động dạ dày, kích thích đẩy thức ăn khỏi dạ dày.
Thuốc chống nôn mạnh, chống nôn do rối loạn cử động dạ dày ruột.
Chỉ có tác dụng chống nôn chứ không có tác dụng chống cảm giác say tàu xe.
Thuốc gây an thần.
Metoclopramid
Trimethobenzamid hydroclorid
Đối kháng Dopamin TƯ
non-benzamid
Nhóm phenothiazin: promethazin, thiethylperazin, procloperazin.
Nhóm butyrophenon: Droperidol, Haloperidol.
Thuốc trị nôn do hóa trị, rối loạn dạ dày – ruột. Không dùng cho say tàu xe trừ promethazin
5-HT3-blocker
Cơ chế: ức chế 5-HT3, do đó làm mất tác dụng kích thích nôn của serotonin (serotonin được sinh ra do thuốc trị ung thư kích thích).
Dùng chống nôn do hóa trị, xạ trị hoặc thai nghén. Không dùng cho say tàu xe.
Tác dụng phụ nhẹ và tạm thời: đau đầu (15%), táo bón (10%)…
Ondansetron
Granisetron
Dolasetron
Palosetron
Corticoid
Kết hợp tăng tác dụng chống nôn của chất kháng 5-HT3.
Có thể phối hợp để tăng tác dụng chống say tàu xe.
Dexamethasol
Metylprednisolon
BZD
Trị nôn do lo âu, kích động.
Bệnh nhân khi hóa trị, xạ trị thường lo âu về tình trạng của mình nên dùng thuốc để chống nôn do lo âu.
Diazepam
Lorazepam
Alprazolam
Cannabinoid
Tác dụng chống nôn vừa. Tác dụng phụ nhiều.
Thuốc hàng 2 chỉ dùng cho bệnh nhân hóa trị khôn đáp ứng với thuốc chống nôn khác.
Dronabinol
Nabilon
NK1-blocker
Phối hợp thuốc khác để chống nôn cấp do cisplatin.
Có tương tác thuốc mạnh do cảm ứng CYP3A4 và CYP2C9.
Aprepitant
Fosaprepitant
Thuốc thúc đẩy nhu động ruột dạ dày
Gồm Metoclopramid, Domperidon. Có tác dụng làm tăng nhu động dạ dày, kích thích co bóp tâm vị và đẩy thức ăn khỏi dạ dày. Thuốc gây an thần.

Diễn đàn Y Dược Trà Vinh biên soạn

Name

Bệnh học,27,Chuyện phét lác,6,Điều dưỡng,2,Dược lâm sàng,20,giải phẫu,3,hướng dẫn byt,1,Miễn dịch,1,Nghiên cứu khoa học,2,Sinh lý,1,Sinh lý bệnh - Miễn dịch,1,Tài liệu học tập,35,Tiếng anh,8,Tim mạch,1,Trắc nghiệm trực tuyến,8,Xét nghiệm,4,Y Dược học thường thức,10,Y học dự phòng - Y tế công cộng,7,
ltr
item
Diễn đàn Y Dược Trà Vinh: Tóm tắt các thuốc tác động trên hệ tiêu hóa
Tóm tắt các thuốc tác động trên hệ tiêu hóa
https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/1/13/Omeprazole_10mg_UK.jpg/800px-Omeprazole_10mg_UK.jpg
Diễn đàn Y Dược Trà Vinh
https://yduoctravinh.blogspot.com/2018/08/thuoc-tac-dong-tren-he-tieu-hoa.html
https://yduoctravinh.blogspot.com/
https://yduoctravinh.blogspot.com/
https://yduoctravinh.blogspot.com/2018/08/thuoc-tac-dong-tren-he-tieu-hoa.html
true
1834864088631999714
UTF-8
Loaded All Posts Not found any posts VIEW ALL Readmore Reply Cancel reply Delete By Home PAGES POSTS View All RECOMMENDED FOR YOU LABEL ARCHIVE SEARCH ALL POSTS Not found any post match with your request Back Home Sunday Monday Tuesday Wednesday Thursday Friday Saturday Sun Mon Tue Wed Thu Fri Sat January February March April May June July August September October November December Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec just now 1 minute ago $$1$$ minutes ago 1 hour ago $$1$$ hours ago Yesterday $$1$$ days ago $$1$$ weeks ago more than 5 weeks ago Followers Follow THIS CONTENT IS PREMIUM Please share to unlock Copy All Code Select All Code All codes were copied to your clipboard Can not copy the codes / texts, please press [CTRL]+[C] (or CMD+C with Mac) to copy