các thuốc trị giun sán, mebendazole, albendazole
THUỐC TRỊ GIUN SÁN
Bệnh do giun sán gây ra
thường gặp ở các nước kém phát triển và thường lây nhiễm qua nguồn nước bẩn,
tình trạng vệ sinh kém, ăn uống không hợp vệ sinh.Người ta chia giun sán làm 2
loại:
Nhóm giun tròn
|
Các giun ký sinh ở ruột
gồm giun đũa, giun tóc, giun móc, giun kim.
|
Các giun ký sinh ở ruột
và tổ chức : Giun lươn, giun đũa chó mèo, giun móc chó mèo, giun xoắn,
giun đầu gai, giun mạch (Angiostrongylus
cantonensis).
|
|
Các giun ký sinh ở tổ
chức: Giun chỉ, giun chỉ Mã Lai, giun loa loa.
|
|
Nhóm giun dẹt
|
Sán dải: Dải bò, dải
heo và dải cá.
|
Sán lá: Sán lá ruột lớn,
Sán lá gan lớn, Sán lá gan nhỏ, Sán lá phổi.
|
Giun chỉ bạch huyết tập
trung chủ yếu tại miền Bắc, loài gây bệnh chủ yếu là Brugia malayi (80-95%); miền Trung và miền Nam ít gặp hơn, chủ yếu
do loài W.bancrofti gây nên.
Nhiễm giun đũa
Nguyên tắc sử dụng thuốc
trị giun sán:
1.
Xổ giun định kỳ trong 3-6 tháng.
2.
Uống thuốc trị giun Mebendazole (hoặc
các loại cùng họ) không có nghĩa là đã loại trừ tất cả các loại giun sán.
3. Mỗi loại giun sán nhạy cảm với một vài
loại thuốc đặc hiệu nên cần xác định loại giun sán nhiễm bằng xét nghiệm.
4. Ngoại trừ chỉ điểm đặc biệt, các thuốc
dùng đường uống được uống với nước trong hoặc sau bữa ăn.
5. Đối với viên nhai Mebendazol hoặc
Albendazole : Phải nhai kỹ viên nén, uống nhiều nước để tránh thuốc còn
bám trong miệng và thực quản và để đủ liều. Tránh nuốt cả viên vì làm giảm sinh
khả dụng.
6. Liều dùng cho trẻ em không nên dựa vào
trọng lượng cơ thể mà dựa vào diện tích bề mặt.
7. Hầu hết thuốc trị giun sán bị chống chỉ
định với phụ nữ có thai, trẻ em hoặc loét dạ dày ruột, xơ gan.
8. Nên phối hợp điều trị bằng thuốc với việc
làm vệ sinh môi trường, kết hợp với thói quen ăn uống hợp vệ sinh.
9. Trong chu trình tự nhiễm của giun lươn,
việc sử dụng bừa bãi corticoid làm bùng phát lan tỏa giun lươn. Cần tầm soát
giun lươn trước khi sử dụng corticoid.
v Các
thuốc trị giun sán:
STT
|
Tên thuốc
|
Tác động trên giun
|
Ghi chú
|
|
Thuốc trị giun sán đường
ruột
|
||||
1
|
Mebendazole*
(Fugacar, Vermox và nhiều hãng của
VN)
|
Giun đũa, giun móc, giun tóc, giun kim, giun mỏ: 1 viên duy nhất 500 mg.
Giun Capillaria: 200mg x 2/ngày > 21
ngày.
Giun xoắn:
200-400mg/ngày trong 3 ngày. Sau đó 400-500mg/ngày trong 10 ngày với bữa ăn
giàu chất béo (+corticoid trong ca nặng)
Sán dải bò (điều trị
thay thế)
|
Cơ chế: Ức chế thành
lập tubulin, đồng thời ức chế thu nạp glucose ở giun.
Tăng hấp thu khi có
chất béo.
Không dùng cho PNCT
và trẻ em dưới 2 tuổi.
Albendazole ít tác dụng
phụ hơn nên được ưa chuộng hơn.
|
|
2
|
Albendazole*
(Aldazol; ABZ)
|
Giun đũa, giun móc, giun tóc, giun kim, giun mỏ : 1 viên duy nhất
400 mg.
Giun Capillaria: 200mg x 2/ngày > 21
ngày.
Giun xoắn (+corticoid
trong ca nặng)
Sán lá gan nhỏ: Điều
trị thay thế khi không dùng được Praziquante.
Giun lươn, sán dây:
400mg x 2 viên/ngày trong 3-7 ngày, nhắc lại sau 1 tuần (điều trị thay thế).
Trị ấu trùng sán dây
thần kinh.
|
||
3
|
Thiabendazole
(Niczen)
|
Giun đũa, giun móc, giun tóc, giun kim, giun mỏ, giun móc chó mèo, giun
đũa chó mèo: Liều duy nhất 500mg.
Giun lươn và ấu trùng giun lươn, giòi da di chuyển: 500mg x 2
viên/ngày x 2 ngày.
Giun xoắn.
|
||
4
|
Flubendazole
(Fluvermal)
|
Giun đũa, giun móc, giun tóc, giun kim, giun mỏ : 1 viên duy nhất
200 mg (trẻ em 100mg).
Hiếm có tại nhà thuốc.
|
||
5
|
Pyrantel*
(Combantrin, Helmintox)
|
Giun đũa, giun móc, giun kim, giun lươn.
|
|
|
Các thuốc dưới đây để tham khảo. Ít gặp tại nhà thuốc.
|
||||
6
|
Piperazin adipat
|
Giun đũa, giun kim
|
|
|
Các thuốc trị giun chỉ
|
||||
7
|
Ivermectin*
(Mectizan)
|
Giun chỉ, giun chỉ Mã Lai, giun loa loa.
Giun lươn. Giun đũa.
|
|
|
8
|
Diethylcarbamazin
*
(BD: Banocide; Hetrazan; Notezine)
|
Thuốc hàng đầu trị
giun chỉ bạch huyết.
Giun chỉ Bancroft,
giun chỉ Mã Lai, giun loa loa.
Giun chỉ Onchocerca.
Phối hợp với
Albedazole để tăng tác dụng diệt ấu trùng.
|
Có thể gặp phản ứng của
giun trước khi chết như sốt, nhức đầu, ngứa, tiêu chảy, hạ HA, viêm… khắc phục
bằng corticoid.
|
|
9
|
Suramin
|
Giun chỉ Onchocerca.
|
|
|
Các thuốc trị sán lá,
sán dây, sán máng
|
||||
10
|
Metrifonat*
(Trichlorfon)
|
Trị nhiễm sán máng S.haematobium.
|
CCĐ mới sử dụng thuốc diệt côn trùng.
|
|
|
Oxamniquin*
(Vansil, mansil)
|
Trị nhiễm sán máng S.mansoni.
|
Không lái xe trong 24h.
|
|
11
|
Praziquantel*
(Biltricide
Distocide; Trematodicide,
Cysticide; Cesol; Cestox; Pyquiton)
|
Thường được dùng như thuốc hàng đầu, phổ rộng. Tác động trên các loại sán
và ấu trùng của chúng:
+ Sán máng, sán dải bò, sán dải heo, sán dải cả, sán dải lùn.
+ Sán lá gan nhỏ, sán lá phổi, sán lá ruột, sán dải chó mèo, sán lá ruột
lớn, sán lá ruột nhỏ.
Thuốc hàng đầu trị tất cả sán máng : 20mg/kg x 3 liều cách nhau 4-6
giờ.
Sán dải bò: Praziquantel 15-20mg/kg, liều duy nhất (không dùng cho trẻ
em).
Sán dải heo: 15-20mg/kg cân nặng liều duy nhất, có thể lặp lại sau 7
ngày.niclosamide liều 2 gam
Sán lá gan nhỏ: 75 mg/kg, dùng trong 1 ngày, chia 3 lần, uống cách nhau
4-6 giờ.
Sán lá phổi: 75 mg/kg/ngày chia 3 lần x 2 ngày.
Trị ấu trùng sán nhái.
|
Uống sau bữa ăn, với nước, không
nhai. Khoảng cách giữa 2 lần uống thuốc tối thiểu là 4 giờ.
Kiêng rượu, bia và các chất kích thích.
Hạn chế di chuyển,
lao động trong 24h.
|
|
12
|
Niclosamide*
|
Trị hầu hết các loại sán dải và ấu trùng sán dải: Sán dải bò, sán dải
heo, sán dải cá, sán dải lùn, sán dải chó mèo; ngoài ra còn có sán lá gan nhỏ
và sán lá phổi, sán lá ruột lớn, sán lá ruột nhỏ.
Sán dải bò: liều 2g, liều duy nhất (có thể dùng cho trẻ em).
Sán dải heo: liều 2g, liều duy nhất, có thể lặp lại sau 7 ngày.
|
Ít tác dụng phụ do ít hấp thu ở ruột.
Thuốc hàng 2 sau Praziquantel do tỷ lệ diệt sán thấp hơn.
|
|
13
|
Triclabendazole*
(Egaten)
|
Trị nhiễm sán lá gan lớn: 10mg/kg, liều duy nhất.
Trị nhiễm sán lá phổi: 10 mg/kg chia 2 lần cách nhau 6-8 giờ.
|
|
Diễn đàn Y Dược Trà
Vinh